Thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư

Dec 24, 20240 bình luận
Thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì để chống lại tế bào ung thư? Đây thực sự là một câu hỏi “khó nhằn” đối với những người đang phải ngày đêm chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm này. Trên thực tế, dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng cho người bệnh, mà thậm chí, một số loại thực phẩm còn có thể ức chế sự hình thành, phát triển và xâm lấn của khối u.

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì?

Ung thư là tình trạng tế bào tăng sinh mất kiểm soát, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, trong quá trình điều trị ung thư, nhiều bệnh nhân còn thương xuyên gặp chứng chán ăn, khó nuốt, buồn nôn và tiêu chảy gây suy nhược cơ thể. Do đó, bệnh nhân ung thư nên ăn gì chứa nhiều chất đạm, tinh bột phức hợp, chất béo, vitamin cùng khoáng chất để cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể phục hồi. Cụ thể:

1. Thực phẩm giàu protein lành mạnh

Bệnh nhân bị ung thư nên ăn gì chứa nhiều protein vì dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu sức khỏe của người bệnh ngay cả trước, trong và sau khi điều trị. Cụ thể:

  • Hỗ trợ tái tạo tế bào: Protein là thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào, giúp tăng sinh các tế bào mới và sửa chữa các tế bào tổn thương trong cơ thể. Trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị và xạ trị, các tế bào khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Lúc này, việc tiêu thụ đủ lượng protein sẽ giúp tái tạo các tế bào khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Protein cũng là thành phần cấu tạo nên các kháng thể immunoglobulin của hệ miễn dịch, giúp tăng cường khả năng chống lại các vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh. Khi điều trị ung thư, hệ miễn dịch thường bị suy giảm. Thế nên, việc tiêu thụ đủ protein sẽ giúp duy trì và phục hồi hệ miễn dịch mạnh mẽ.
  • Hỗ trợ sức khỏe cơ bắp: Người bệnh ung thư thường gặp vấn đề về dị hóa (teo) cơ bắp, sụt cân và thiếu hụt dinh dưỡng. Trong khi đó, protein cung cấp các axit amin cần thiết để cơ thể duy trì, phục hồi cơ bắp, đồng thời ngăn ngừa hội chứng suy dinh dưỡng protein – năng lượng khiến người bệnh suy nhược. Do đó, tiêu thụ đủ protein sẽ giúp duy trì sức khỏe cơ bắp và năng lượng cần thiết cho quá trình phục hồi.

Nếu bạn vẫn chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn thịt, cá gì giàu đạm, dưới đây là danh sách các nguồn protein lành mạnh được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:

Nguồn Protein thực vật:

  • Các loại đậu: đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, nấm mèo, đậu phụ, đậu phộng …
  • Các loại hạt: hạt chia, hạt vừng (mè), hạt hạnh nhân, hạt điều …
  • Sữa của các loại đậu và hạt: sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều …

Nguồn Protein động vật:

  • Thịt gia cầm bỏ da: thịt gà, vịt, ngan …
  • Trứng gia cầm: trứng gà, vịt, cút, ngỗng …
  • Thịt đỏ: nạc bò, heo, dê …
  • Thủy hải sản: phi lê (gồm cả da) các loại cá béo (cá Hồi, Ngừ, Trích, Thu …) và các loại hải sản như tô, cua, mực …
  • Sữa tách béo và các chế phẩm liên quan: sữa bò tách béo, sữa đạm whey, sữa chua tách béo …

Lưu ý:

  • Đối với thịt đỏ: Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa kỳ khuyến cáo, người bệnh ung thư không nên ăn quá 510g thịt đỏ / tuần, đồng thời mỗi phần ăn không nên ăn quá 85g thịt để tránh làm tăng nguy cơ khiến bệnh ung thư tiến triển nặng hơn.
  • Đối với thủy hải sản: Người bệnh ung thư tuyệt đối không ăn các loại thủy hải sản sống, đặc biệt là nghêu, sò, ốc, hến vì chúng có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus – một loại vi khuẩn gây ngộ độc cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong 33% và chịu trách nhiệm cho hơn 95% ca tử vong liên quan đến hải sản ở Hoa Kỳ.

2. Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Người bệnh ung thư nên ăn gì chứa nhiều chất béo không bão hòa (omega 3 , 6, 9) vì 3 nguyên nhân sau:

  • Giúp giảm viêm: Viêm là nguyên nhân hàng đầu kích thích sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy, omega-3 – một loại chất béo không bão hòa, có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách giảm viêm, đồng thời làm chậm sự phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Người đang điều trị ung thư thường có hệ miễn dịch suy yếu sau điều trị. May mắn thay, chất béo không bão hòa được chứng minh là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và góp phần làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư phổ biến như hóa trị và xạ trị.
  • Ngăn ngừa ung thư di căn: Nghiên cứu cho thấy, axit béo không bão hòa (omega-3), khi được kết hợp với vitamin D và một chế độ vận động hợp lý, có thể giúp giảm 61% nguy cơ ung thư xâm lấn sang cơ quan khác.

Những nguồn chất béo không bão hòa tốt cho người bệnh ung thư bao gồm:

  • Mỡ các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,…
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt vừng (mè), hạt điều,…
  • Dầu / bơ thực vật: Dầu ô-liu, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, bơ magarine, quả bơ,..

3. Tinh bột lành mạnh

Tinh bột lành mạnh – hay còn gọi là tinh bột phức hợp, là một loại tinh bột tinh bột chứa nhiều chất xơ, tồn tại nhiều trong rau củ, các loại đậu, hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Vào cơ thể, tinh bột phức hợp được chuyển hóa thành đường glucose một cách chậm rãi, cung cấp năng lượng lâu dài và ổn định cho người bệnh, giúp ngăn ngừa sự gia tăng đột biến của đường huyết.

Ngược lại, tinh bột nhanh – hay còn gọi là tinh bột trắng, chứa nhiều trong gạo, cơm, bún, miến, phở, bánh mì,… Tinh bột nhanh làm gia tăng đường huyết đột biến sau khi ăn, kích thích nồng độ insulin tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ngực, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng.

Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn nguồn carbohydrate gì tốt, dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh (tinh bột phức hợp) được nhiều chuyên gia khuyến nghị cho người bệnh ung thư:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch, lúa mì, lúa mạch,…
  • Các loại hạt: Hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt kiều mạch, hạt diêm mạch,…
  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan,….
  • Các loại rau lá xanh: Cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải, rau muống,…
  • Các loại củ: Củ sắn, bí đỏ, khoai lang, khoai mì, khoai tây,…

4. Thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất

Người bệnh ung thư nên ăn gì chứa nhiều vitamin và khoáng chất vì những lợi ích to lớn mà chúng mang lại cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Cụ thể:

  • Vitamin: Vitamin A, C, E, D, K và các chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids, glucosinolates, carotenoids, polyphenols chứa nhiều trong rau củ quả, có thể giúp ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương tế bào, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả.
  • Khoáng chất: Các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie,… giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và tăng tốc độ hồi phục sau khi điều trị bệnh.

Vậy, bệnh nhân ung thư nên ăn rau gì để hấp thụ đầy đủ những loại vitamin và khoáng chất kể trên? Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì để tăng cường hệ miễn dịch?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các loại rau lá xanh, củ và hoa quả tươi đều chứa nhiều vitamin, khoáng chất và góp phần nâng cao sức đề kháng. Trong đó, nổi bật nhất là:

  • Rau lá xanh: Gồm cải bó xôi, bông cải xanh, măng tây, rau muống, cải xoăn, bắp cải Brussels, cải thìa, rau ngót, cải ngọt, cải bẹ xanh,…
  • Các loại trái và củ: Gồm bí đỏ, su hào, bắp ngon, củ đậu, cà tím, khổ qua, ớt chuông, tỏi, nghệ, gừng,…
  • Hoa quả tươi: Gồm bưởi, cam, táo, chuối, lê, nho, mận, việt quất, dâu tây, dưa hấu,…

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư nên ăn uống gì để ức chế khối u và ngăn ngừa mầm bệnh quay trở lại? Bệnh nhân ung thư nên tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm bổ dưỡng, có công dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Cụ thể:

1. Rau họ Cải

Người bị ung thư nên ăn gì chứa nhiều rau họ cải vì chúng chứa nhiều vitamin A, B9, B12, C, E, K và những hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm glucosinolates. Nghiên cứu cho thấy, glucosinolates – mà cụ thể là hợp chất sulforaphane, có khả năng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư gan và ung thư ruột kết. Do đó, bệnh nhân ung thư nên ăn gì chứa nhiều các rau họ cải họ cải như: bắp cải, bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn,… để ngăn ngừa các khối u cũ tái phát và cả khối u mới hình thành.

2. Quả mọng

Bệnh nhân ung thư nên ăn gì có thành phần là các loại quả mọng, chẳng hạn như dâu tây, việt quất, nam việt quất, phúc bồn tử,… Bởi lẽ, trong quả mọng chứa nhiều vitamin A,C, E cùng các chất chống oxy hóa polyphenol và anthocyanin. Đây đều là những hợp chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Nghiên cứu cho thấy, quả mọng có khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư bằng cách kích hoạt chu trình chết của tế bào; qua đó, gián tiếp “ép” khối u chết nhanh hơn. Vì thế, bệnh nhân bị ung thư nên ăn gì có thành phần chứa các loại quả mọng để tăng cường hiệu quả điều trị và nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh.

3. Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin nhóm B và khoáng chất. Trong đó:

  • Chất xơ: Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, có thể giảm rủi ro bị táo bón – tình trạng thường gặp ở người bệnh ung thư do phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
  • Protein: Giúp cơ thể hồi phục và tái tạo mô.
  • Vitamin nhóm B (B1, B2,…, B9, B12) và các khoáng chất (đồng, sắt, canxi, magiê,..): Hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các nguy cơ nhiễm trùng.

Theo nghiên cứu, ăn ngũ cốc nguyên hạt với hàm lượng từ 50 – 90 g / ngày có thể hạ thấp 9 – 20% nguy cơ tử vong do ung thư của người bệnh. Vì thế, bệnh nhân ung thư nên ăn gì chứa nhiều ngũ cốc (gạo lứt, yến mạch, lúa mì, lúa mạch), cũng như các chế phẩm từ ngũ cốc để nâng cao sức khỏe tổng thể và giảm thiểu triệu chứng rối loạn tiêu hóa trong quá trình điều trị bệnh.

4. Táo

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, táo cung cấp nhiều chất xơ, kali cùng các hợp chất chống oxy hóa như vitamin C, E và polyphenol. Trong đó:

  • Chất xơ và chất chống oxy hóa: Khi được hợp tác với các vi khuẩn đường ruột, chúng có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho tế bào ung thư, làm giảm nguy cơ ung thư phổi, ruột, miệng, vú và đường tiêu hóa.
  • Khoáng chất kali: Hàm lượng kali dồi dào trong táo giúp ngăn ngừa tình trạng phù nề chân tay do tích nước quá mức – một tác dụng phụ phổ biến khi người bệnh được hóa trị.

Tóm lại, ngoài tác dụng ngăn ngừa khối u, táo còn hỗ trợ tiến trình phục hồi sau điều trị ung thư một cách hiệu quả. Do đó, nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh nhân ung thư nên ăn gì, câu trả lời chính là nên ăn mỗi ngày 1 quả táo để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

5. Cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta-carotene, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch, duy trì sức sống của tế bào, ngăn ngừa khối u tái phát hoặc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư. Mặt khác, chất xơ trong cà rốt giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón – một tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến ở những người bệnh ung thư đang trong quá trình điều trị cần phải uống nhiều thuốc.

6. Cá béo

Cá béo (cá hồi, cá thu, cá saba, cá ngừ,…) chứa nhiều omega-3, một loại axit béo không bão hòa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng chống viêm, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, góp phần giảm thiểu triệu chứng chán ăn, sụt cân ở người bệnh ung thư trong quá trình điều trị. Không những thế, cá béo còn là nguồn đạm chất lượng, ít độc tố, dễ hấp thu, giúp bệnh nhân ung thư phục hồi và duy trì chức năng cơ bắp sau quá trình điều trị.

7. Quả óc chó

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, quả óc chó chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như ellagitannin, melatonin và gamma-tocopherol. Nhờ đó, quả óc chó có thể hoạt động thông qua nhiều con đường khác nhau để giảm căng thẳng oxy hóa, kháng viêm và ức chế các biểu hiện gen có thể dẫn đến ung thư. Không những thế, chất béo omega-3 trong hạt óc chó còn có thể giúp ngăn chặn tác động gây hại của gốc tự do và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

8. Các loại đậu

Tất cả hàm lượng chất xơ, tinh bột kháng và các hợp chất phenolic chứa trong đậu hoàn toàn có thể kích thích lợi khuẩn đường ruột phát triển. Từ đó, ăn đậu giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đường ruột, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa ung thư một cách hiệu quả. Theo nghiên cứu, ăn đậu có thể làm giảm đến:

  • 75% nguy cơ ung thư ruột kết (đại trực tràng);
  • 36% nguy cơ ung thư biểu mô tuyến;
  • 25% nguy cơ ung thư vú.

Do đó, bệnh nhân ung thư nên ăn gì có thành phần chứa nhiều các loại đậu để ngăn ngừa khối u tái phát hoặc di căn sang các bộ phận khác.

9. Nho

Người bệnh ung thư nên ăn nho vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như resveratrol, quercetin và catechins. Những hợp chất này có khả năng chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Mặt khác, nho cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có giá trị như chất xơ, kali, vitamin C và vitamin K, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng buồn nôn và phù nề tay chân khi hóa trị.

10. Trà xanh

Trà xanh, có thể hỗ trợ phòng chống ung thư nhờ vào các thành phần chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm polyphenols và catechins. Các catechin chính trong trà xanh bao gồm EGCG, EGC, ECG và EC​​. Cùng với nhau, các hợp chất catechins giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA do sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư bằng cách kích thích chu trình chết tự nhiên của chúng. Có thể nói, trà xanh là một loại thức uống lành mạnh và là một sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào.

Lưu ý trong chọn và chế biến thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của người bệnh ung thư trước, trong và ngay cả sau quá trình điều trị. Một loại thực phẩm, dù lành mạnh, cũng có thể đe dọa đến sức khỏe bệnh nhân ung thư nếu được chế biến sai cách. Do đó, trong việc lựa chọn, chế biến và xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, bạn cần lưu ý 6 điều quan trọng sau:

  • Ăn uống đa dạng: Bệnh nhân ung thư cần ưu tiên ăn gì chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời bổ sung đầy đủ đạm từ thịt nạc gia cầm bỏ da, phi lê cá, trứng, sữa,…
  • Tránh xa thực phẩm xấu: Người bệnh ung thư cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu bia, thức uống chứa cồn, nước giải khát chứa đường, thực phẩm lên men, thực phẩm sống, thực phẩm quá mặn, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, các loại sốt nhiều gia vị và các món ăn chiên (rán) nhiều dầu mỡ.
  • Ăn đầy đủ calo và protein: Bệnh nhân ung thư nên ăn gì giàu calo và/hoặc giàu protein để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau điều trị. Các thực phẩm giàu calo và protein bao gồm: Quả bơ, bơ đậu phộng, phi lê cá, nạc cá béo (cả da), bơ hạnh nhân, các loại hạt và mật ong.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm: Người bệnh ung thư thường gặp triệu chứng khó nuốt sau khi phẫu thuật vùng đầu – cổ, hóa trị và xạ trị. Do đó, việc lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh và các món hầm sẽ giúp người bệnh dễ ăn dễ nuốt hơn.
  • Hạn chế việc chiên – nướng – xào: Quá trình chế biến thực phẩm với nhiệt độ cao như chiên, nướng, xào dễ làm sản sinh ra nhiều hợp chất hydrocacbon vòng thơm gây ung thư. Vì thế, bệnh nhân ung thư nên ăn gì được chế biến theo phương pháp hấp, luộc hoặc hầm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Người bệnh ung thư nên ăn từ 8 – 10 bữa / ngày thay vì 3 – 6 bữa như người bình thường. Nguyên nhân là bởi trong quá trình điều trị, 94% bệnh nhân ung thư thường trải qua triệu chứng “ăn nhanh no”, buồn nôn và nhạt miệng. Việc chia nhỏ khẩu phần giúp giảm tải gánh nặng cho hệ tiêu hóa, kiểm soát đường huyết và tối ưu hóa khả năng hấp thụ vi chất của cơ thể.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh ung thư. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã hiểu rõ bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào và đưa ra lựa chọn dinh dưỡng phù hợp.

Tóm lại, việc hiểu rõ bệnh nhân ung thư nên ăn gì không chỉ là một kiến thức hữu ích nhất thời, mà đó còn là một hành trang quý báu trên suốt hành trình dài chăm sóc sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ là một phần nhỏ trong “cuộc chiến” chống lại ung thư. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị và chỉ định từ bác sĩ để nhanh chóng cải thiện sức khỏe của mình. Cuối cùng, Trung tâm Dinh dưỡng Nutrihome xin chúc bạn thật nhiều sức khỏe, bình an và đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị.

Nutrihome

Các bài viết khác

Bình luận (0)

Không có bình luận nào cho bài viết này. Hãy là người đầu tiên bình luận!

Để lại bình luận

Xin lưu ý: bình luận phải được phê duyệt trước khi được đăng

Shop more

Nội thất
bàn samu, bàn ghế segis, bàn ăn, bàn sofa, bàn cà phê, bàn coffee, bàn bar, bàn quán ăn, bàn ghế ban công
bàn samu, bàn ghế segis, bàn ăn, bàn sofa, bàn cà phê, bàn coffee, bàn bar, bàn quán ăn, bàn ghế ban công
Từ 2.000.000₫
Bàn SAMU